“Đi Dạy Học”

Tôi bắt đầu đi dạy ở xứ Úc này là tại trường Việt ngữ Springvale. Tình cờ đọc bản tin trên tờ tuần báo cũ, thấy trường đang cần hai thiện nguyện dạy tiếng Việt, tôi phải điện thoại để hỏi coi có còn nhận đơn không. Sau khi qua các thủ tục cần thiết, tôi hăng hái ‘chở đi dạy chùa’ để có kinh nghiệm dạy. Khi được báo

được báo sẽ nhận lớp một, tôi cũng thấy lo lo. Không phải vì chưa quen đứng lớp. Cái thuở ban đầu đó của tôi đã qua mười mấy năm rồi từ năm 1978 ở trường phổ thông cấp ba Bình Đại, tỉnh Bến Tre, cách Sài Gòn nơi tôi ở cả trăm cây số.

Ròng rã năm năm ‘đưa đò’, thêm một năm ở trường phổ thông trung học Bùi Thị Xuân Sài Gòn trước khi định cư trên quê hương mới này. Tôi chưa từng dạy học trò tiểu học, nhất là những lớp bắt đầu giáp dần đủ chữ từ lúc ra trường tôi được vào dạy lớp 12 học trò của tôi qua như đã qua cái tuổi đánh vần chữ nghĩa vững vàng nói năng trôi chảy cô chỉ cần lo chạy tốt cả mồ của mình mà thôi tôi thấy phục thầy cô từ những lớp đầu đời mà mở chỉ cho tôi biết đọc biết viết chắc cũng vất vả lắm mà tôi cũng không còn nhớ tôi bắt đầu biết đọc biết viết từ hồi nào nữa

 Nhớ ngày đầu tiên ở trường Việt ngữ, mà tưởng như ngày đầu tiên đi thực tập ở trường cấp ba thì xã Tân An hay buổi ban đầu ở Bình Đại. Tôi đã xa rời bục giảng ngót nghét hơn mười năm rồi, tưởng chừng như đi vào quên lãng. Trước mặt tôi có khoảng ba mươi lăm em, cũng chưa đông bằng cái lớp ở Việt Nam. Những khuôn mặt còn non chẹt ngay thơ, hớn hở, đã giúp tôi nhanh chóng ổn định trong cái thế giới hồn nhiên mà lúc nào cũng nhộn nhịp như tổ ong. Sau buổi đầu, tôi biết đối tượng của tôi đủ loại đủ cở. Các em trong độ tuổi từ 6 đến 12. Có em đang học lớp sáu ở trường tiếng Anh, nhưng lại mới bắt đầu đi học chữ Việt, nói tiếng Việt có pha tiếng Anh. Có em đang học lớp hai, lớp ba, tuổi này con nói tiếng Việt khá hơn. Có em thì mới vào lớp một, còn rụt rè, chưa biết được tên mình, chưa nhớ được ngày sinh, nói chi là nhớ số điện thoại hoặc tên cha tên mẹ… nhưng chắc em đều có chung đặc điểm là nghe, hiểu và nói được tiếng Việt. Các em nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, vậy chứ lên gặp cô, cũng cố gắng nói tiếng Việt.

Năm tôi vào dạy, trường chỉ mới có lớp 9, bây giờ đã có lớp 12 được nhiều năm. Nhìn các em cũng mỗi năm mỗi lớn, mỗi thay đổi, như tuổi đời của cô cũng trôi theo. Nhờ dạy qua nhiều cấp lớp, nên tôi cũng có dịp dạy lại các em. Có em năm nào còn rụt rè, theo chân ba mẹ nắm tay dẫn đưa tới tận lớp mà bây giờ có thể một mình vào lớp được rồi. Nhiều em rất thích đi học tiếng Việt, vì để biết viết, biết đọc, vì có nhiều bạn, vì  vui… nào là để có thể nói chuyện, viết thư cho ông bà… – khỏi nói, đó là ‘lực lượng nòng cốt’ của lớp, nguồn cảm hứng dạt dào của thầy cô.

Nhưng có em cũng không thích lắm đưa ra lý do, mà cô thấy cũng có ‘lý hóa sinh’. Nào là vì muốn làm cho cha mẹ vui mà phải đi học, nào là ‘bị bắt’ phải đi học… Nào là học chữ Việt ‘bo – ring’ quá! Chữ Việt gì khó viết quá… Tiếng Việt đã trở thành thứ ngôn ngữ thứ hai đối với các em vốn sinh ra và lớn lên ở đây. Suốt tuần lễ ở trường học viết và nói tiếng Anh, dễ khiến các em quên dần tiếng Việt. Chưa kể, các em vốn đã hấp thụ cái lối dạy học ở trường Úc, nếu cứ theo cách dạy cổ điển ngày xưa thì làm sao hấp dẫn các em trong giờ học tiếng Việt? Có một điều là em rất thành thật tự nhiên nói ra với thầy cô điều các em nghĩ – mà cỡ tuổi như các em chắc của cô chưa dám – Tự dưng tôi thấy thông cảm với các em vô cùng. Phải làm sao để cho các em thấy thích thú trong giờ học tiếng Việt, đó là điều cần thiết, trước khi các em nhận thức sự cần thiết của ngôn ngữ này. Đó là cái thuở ban đầu, các thuở mà các thầy cô giáo còn cầm phấn viết bảng đen. Bây giờ thì phòng ốc khang

trang hơn nhiều, thay vào đó những tấm bảng trắng chỉ xài bằng cây viết màu đặc biệt, hết rồi cái cảnh ‘bụi phấn rơi rơi trên tóc thầy’. Sau đó nhà trường cũng có sắp xếp học sinh vào cùng lứa tuổi, cùng trình độ tiếng Việt mà các em đã biết, nên trong một lớp cũng không còn chênh lệch nhau nhiều. Nhờ theo những quá học ở đây đã giúp tôi

thêm ‘đồ nghề’ để lèo lái cả lớp vốn nhiều khác biệt đó. Tôi hiểu thêm hơn về cách dạy học ở đây: các em là trọng tâm chứ không phải là thầy. Không thể có cái cảnh thầy ngồi một chỗ trên bàn ê a vang dậy suốt giờ nữa. Còn trò ở đây cũng không dễ gì ngồi yên để thâu hết những gì từ phía bên kia lỗ tai. Cảm ơn xứ sở giàu có và thời đại văn minh, có nhiều phương tiện cho cả thầy lẫn trò. Chữ nhớ ngày xưa đi học, tôi toàn chép tay và tay luôn dính đầy mực.

Dạy học cũng có buồn vui lẫn lộn. Nhưng ‘nên cởi bỏ cái lúc áo phiền não bên ngoài cửa trước khi bước vào lớp’ lời ông thầy dạy toán năm đệ tứ thường nói với tôi. Vì là lớp học ‘sinh ngữ’ nên lớp lúc nào cũng ‘hoạt động’. Vừa ‘bình định’ xong chỗ này thì chỗ khác lại ‘nổi lên’. Hết em này lên thưa gởi lại đến em khác có vấn đề. Có em vừa cầm viết vừa say sưa nói chuyện với người bạn nhỏ kế bên coi như không có gì phải ‘gấp gáp’, cô gọi tên cũng bận với một trò nào thì tự do chạy tung tăng như chỗ không người. Mỗi khi cần dặn các em

điều gì tôi thường phải ghi lại trên bảng, hãy cẩn thận hơn ghi vào tập cho các em, thêm tờ giấy bấm định lại cho chắc ăn, vì cũng biết sau tiếng chuông là các em sẽ để hết lại chỗ ngồi… đúng là học trò nhỏ. Nhiều lúc cũng làm cô nản chí vì có trò không chép bài, không làm bài hoặc làm ồn ào… nhưng nghĩ lại các em trong tuổi ngày thơ, tuổi học trò… nên yêu nghề là phải yêu trẻ. Tôi nhớ ngày tôi mới ra trường, học trò của tôi chỉ nhỏ hơn cô khoảng mươi tuổi, có đứa đứng cao hơn cô nữa. Tôi đâu phải lo học sinh chẳng hiểu được tiếng tôi nói, và cũng chẳng suy nghĩ hãy tìm phương pháp để ‘ổn định lớp’ như ở đây. Bây giờ học trò của tôi cỡ tuổi con tuổi cháu, tôi phải nói chậm rãi và đôi khi phải dùng hình để minh họa, mà cũng đỡ là các em biết được cả hai thứ tiếng.

Dạy học trò tiểu học cũng có cái vui nhất là nhìn sân trường vào giờ chơi, lúc cũng nhộn nhịp khác với một trường trung học. Vào lớp các em hay tíu tít kể chuyện này chuyện kia cho cô nghe, thật hồn nhiên, đôi lúc cô cũng thấy vui vui… nhất là mỗi khi tôi nhận được ánh mặt rạng rỡ gọi tên cô trong sân trường, nơi khác. Nhiều lúc nhìn các em chăm chỉ gõ từng nét chữ, moi óc để đặt ra một câu văn như ánh mắt xoe tròn nhìn lên bảng đọc… hay các em lớp lớn cặm cụi lật từng trang từ điển tiếng Việt, mà tôi cũng thấy một niềm vui nhẹ nhàng. Nhất là hình ảnh quen thuộc của các bậc cha mẹ đưa đón, dẫn dắt con vào tận lớp, phụ sắp cho con chỗ ngồi, hay hối hả vào đưa món đồ mà con bỏ quên hoặc dặn dò con tại cửa lớp – những hình ảnh chỉ thấy ở các lớp nhỏ – thấp thoáng trong sân trường giờ tan học, hoặc hỏi han thầy cô về việc học của con… như chứa đựng cả tấm lòng yêu thương lo lắng và tin tưởng. Hình như chúng ta đều đang lo chung một việc: vun bón lên mảnh đất này những mầm xanh! Đôi lúc tôi cũng cảm thấy như đó là một sự hợp tác, khích lệ quý báu và nghĩ lại, trách nhiệm của mình không phải nhỏ…

Cảm ơn trường Việt ngữ Springvale đã cho tôi cơ hội đem tiếng Việt đến cho các em vốn sinh ra và lớn lên trên xứ người. Cảm ơn các em đã cho cô có dịp sống gần với tuổi thơ hồn nhiên của các em. Cảm ơn ngôi trường che mưa đỡ nắng để cho tôi còn tiếp tục công việc với ‘phấn trắng, bảng đen và giấy mực’. Tôi cũng muốn mượn trang giấy này để mong tìm lại mấy em học trò năm nào, những phụ huynh, những người đã từng một thời là dân Bình Đại, để tôi có dịp được về ‘hai mươi năm tình cũ’, nơi có ngôi trường đầu tiên trong cuộc đời đi dạy của tôi ở Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm đi dạy học, tôi vẫn thấy yêu thích công việc đang làm và đôi khi tôi còn thấy trong đó có cả niềm vui nữa.

Cô Kim Vân